Thủy kích là gì? Cách bảo vệ ô tô bị thủy kích

Thủy kích là gì? Cách bảo vệ ô tô bị thủy kích

Tác giả: Vietnam Steelmate - đăng vào 11:37 ngày 21.02.2025

Hiện tượng thủy kích thường xuyên xảy ra với xe ô tô, xe máy khi phải di chuyển trong vùng nước ngập sâu. Vậy xe bị thủy kích là như thế nào? Khi xe lội nước liên tục, nước tràn vào đường hút gió sẽ tạo ra một lực ép lớn, khiến cho piston không thể chuyển động dọc theo xi lanh và nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt, dẫn đến tình trạng xe bị chết máy. Cùng STEELMATE tìm hiểu chi tiết hơn về thủy kích ô tô, xe máy ngay dưới đây.

1. Thủy kích ô tô là gì?

Thủy kích (ngập nước) là hiện tượng xe bị nước tràn vào buồng đốt (xi lanh) qua đường hút gió của động cơ làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái xe cố tình đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ dẫn đến hỏng máy. Hậu quả của thủy kích thường rất nặng nề do hư hỏng nằm ở động cơ – trái tim của xe.

Xe thủy kích

Xe thủy kích

Nếu người lái vẫn tiếp tục khởi động xe sẽ khiến lượng nước tràn vào động cơ với lực mạnh, làm biến dạng các tay biên piston và dẫn đến hỏng máy xe.

2. Hậu quả của hiện tượng thủy kích

2.1 Hệ thống điện gặp vấn đề

Thủy kích tác động nặng nề đến hệ thống điện của xe ô tô như: hệ thống âm thanh giải trí, còi, đèn,... Khi nước ngập vào buồng máy, hệ thống điện có khả năng bị gỉ sét các mối nối hoặc xảy ra hiện tượng chập cháy hay đoản mạch.

2.2  Nội và ngoại thất hư hỏng

Hầu hết hệ thống khung gầm, thân vỏ của xe hơi đều được làm từ kim loại. Khi gặp hiện tượng thủy kích, những bộ phận này sẽ bị ăn mòn, gỉ sét do tiếp xúc trực tiếp với nước có nồng độ muối và các chất ăn mòn cao. Ngoài ra, những chi tiết nội thất như miếng lót sàn, ghế ngồi, dây an toàn cũng có khả năng bị ngấm nước. Nếu không được vệ sinh, làm sạch kịp thời dễ dẫn đến tình trạng ẩm mốc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giá trị chiếc xe.

2.3 Động cơ xe ô tô bị hư hỏng nặng

Là bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp đến hoạt động và hiệu suất của ô tô, xe chết máy khi thủy kích có thể do động cơ đã bị hư hỏng. Khi nước không chịu được lực nén hỗn hợp khí nạp sẽ tạo nên phản lực làm biến dạng bộ phận tay biên. Các tay biên khi bị uốn cong sẽ dễ bị gãy, đoạn gãy có thể đâm thủng thành động cơ và phá hủy hệ thống máy móc.

Xe thủy kích

Xe thủy kích

Ngoài ra, nước vào động cơ còn khiến cho piston không di chuyển được theo dọc xi lanh mà vẫn phải trực tiếp chịu lực đẩy của trục cam. Từ đó làm cho cần các-te bị cong và các ổ đỡ trục khuỷu hư hỏng. Thông thường, chi phí sửa chữa những hư hỏng khi xe bị thủy kích khá cao, trường hợp bị vỡ lốc máy sẽ phải thay động cơ mới.

>>> Xem bài viết gần đây: ADAS là gì? Hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao

3. Lưu ý khi đi qua vùng ngập nước

Trong quá trình vận hành, người điều khiển xe cần lưu ý khi đi vùng ngập nước tránh bị thủy kích để tránh tình trạng xe gặp hiện tượng thủy kích, bao gồm:

Người lái nên di chuyển phương tiện tới nơi khô ráo và tháo lọc gió động cơ ra để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào mà không thông qua đường khí nạp. Sau khi đi qua khỏi đoạn ngập nước, người dùng có thể lắp lọc gió động cơ vào vị trí ban đầu.

Nếu buộc phải lưu thông trong những ngày mưa, người lái không nên đi qua những đoạn đường bị ngập có mực nước nước trên 25cm. Ngoài ra, khi di chuyển trong vùng ngập nước, người lái nên di chuyển chậm, chú ý đến các phương tiện khác cùng lưu thông. Vì khi nhiều xe cùng di chuyển trong khu vực nước ngập sẽ tạo thành các sóng nước dâng cao và có khả năng tràn vào đường nạp gió và lọc gió động cơ dễ hơn.

Khi đi qua vùng nước trũng, ngập lụt, người điều khiển xe nên tắt điều hòa (nút AC), nhấn ga và chạy đều ở số 1, di chuyển chậm, giữ đều ga và giúp máy nổ liên tục. Nếu sử dụng xe số tự động, người lái hãy chuyển sang chế độ bán tự động và di chuyển ở số một, để ga mạnh hơn sẽ hạn chế nước tràn vào động cơ qua ống xả. Ngoài ra, người lái xe cần chú ý không nên đạp côn xe số sàn để tránh trường hợp xe chết máy.

Người điều khiển xe cần hạn chế đạp thốc ga vì việc lên ga đột ngột khiến nước dễ tràn qua lưới tản nhiệt và đổ vào ống hút. Đồng thời, thao tác này còn khiến vòng tua máy lên cao, nước tràn vào động cơ nhiều hơn tạo ra lực nén mạnh làm cong tay biên.

Khi xe đã di chuyển qua vùng nước ngập, người lái cần thực hiện thao tác rà phanh thêm một đoạn đường nữa để loại bỏ nước trên đĩa và dừng lại ở vị trí khô ráo để kiểm tra tình trạng khoang máy ô tô.

Trong trường hợp xe bị tắt máy giữa vùng ngập nước, người điều khiển xe tuyệt đối không cố khởi động máy, thay vào đó hãy tắt khóa và đẩy xe đến vị trí cao hơn (nếu có thể) và gọi cứu hộ ngay lập tức. Không tự sửa chữa xe nếu người dùng không có đủ kiến thức chuyên môn về kỹ thuật vì mỗi loại xe sẽ có cấu tạo và cách thức sửa chữa khác nhau. Đặc biệt, người điều khiển cần lưu ý mực nước ngập trước khi mở cửa xe. Nếu mực nước cao hơn phần thấp nhất của cửa xe sẽ khiến nước tràn vào bên trong và làm hư hỏng các hệ thống điện tử cũng như các thiết bị nội thất trên xe.

Xe thủy kích

Xe thủy kích

Người dùng nên lưu ý khi gọi cứu hộ, nếu xe thuộc dòng được trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, cài cầu, ổn định chống lật hoặc dẫn động bốn bánh toàn thời gian thì nên ưu tiên sử dụng phương án chở trên xe cứu hộ để tránh ảnh hưởng đến hệ dẫn động và đảm bảo an toàn.

Để giảm thiểu những rủi ro và chi phí sửa sửa chữa, khách hàng có thể cân nhắc mua bảo hiểm ô tô có bao gồm cả gói bảo hiểm thủy kích. Mức phí bảo hiểm sẽ tùy thuộc vào mỗi nhà cung cấp nhưng sẽ dao động từ 0,3 - 0,5 % giá trị của xe. Bảo hiểm thủy kích là 1 trong 5 gói bảo hiểm thân vỏ ô tô giúp giảm bớt gánh nặng về chi phí sửa chữa cho những chiếc xe bị hư hỏng do ngập nước. 

Tổng kết

Tài xế nên đánh giá mức độ nước ngập ở những cung đường xe lăn bánh. Nếu cho rằng mực nước cao quá nửa bán xe hoặc quan sát mực nước bằng cách quan sát xe chạy phía trước. Trong trường hợp không thể ước đoán mức độ, tài xế nên dừng xe chờ nước rút thay vì cố gắng đi qua. Trong một số tình huống, mực nước không quá nửa bánh xe, nhưng các xe xung quanh di chuyển bên cạnh có thể tạo sóng nước dâng cao, làm tăng nguy cơ nước xâm nhập vào buồng đốt. Tài xế cũng nên cân nhắc không cho xe di chuyển qua những khu vực này.

Khi đỗ xe, nên chọn những nền đất cao, đặc biệt vào những mùa mưa, bão hoặc triều cường. Kể cả khi xe không hoạt động, nếu bị nước ngập, tài xế cũng không tự ý nổ máy. Thay vào đó là gọi cứu hộ, đưa xe đến đại lý chính hãng để được kiểm tra. Chỉ khi nhân viên kỹ thuật xác định không có nguy cơ nước gây hại cho động cơ, xe mới khởi động an toàn, tránh thuỷ kích.

Cảm ơn bạn đọc!

STEELMATE.COM.VN

Bài viết liên quan
Thiết bị giám sát hành trình là gì?
21 02/2025
Vietnam Steelmate02 21, 2025
Thiết bị giám sát hành trình là gì?
Những lý do khiến ô tô hao xăng và cách xử lý hiệu quả
21 02/2025
Vietnam Steelmate02 21, 2025
Những lý do khiến ô tô hao xăng và cách xử lý hiệu quả
10+ Nguyên nhân ô tô bị rung khi nổ máy, cách khắc phục
21 02/2025
Vietnam Steelmate02 21, 2025
10+ Nguyên nhân ô tô bị rung khi nổ máy, cách khắc phục
Danh mục Blog
Mua thêm 500,000₫ để được miễn phí giao hàng trên toàn quốc
 - Free Ship
Giỏ hàng của bạn còn trống
Xem chi tiết giỏ hàng

Phí ship & thuế được tính ở Trang Thanh Toán

Thanh toán 0₫
Social Hotline Hotline Social Zalo Zalo Social Messenger Messenger Social Tiktok Tiktok Social Youtube Youtube

Chưa có sản phẩm trong danh sách yêu thích

Chưa có sản phẩm trong danh sách so sánh